Kế toán nội bộ là gì? Các công việc cần làm của kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ là gì? Công việc kế toán khá phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mời bạn đọc tham khảo các thông tin liên quan đến kế toán nội bộ trong bài viết sau đây của Việc làm TP HCM.
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ còn được gọi với tên khác là kế toán quản trị, là người thực hiện những công việc kế toán trong nội bộ doanh nghiệp.
Cụ thể hơn thì kế toán nội bộ là người sẽ đảm nhận các công việc lưu trữ, ghi chép, lập chứng từ, kiểm tra và theo dõi những hoạt động tài chính, hoạt động kinh tế của doanh nghiệp từ lúc phát sinh đến khi kết thúc.
Ngoài ra, kế toán nội bộ còn là người cung cấp những thông tin quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh.
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ đảm nhận những công việc gì?
Mặc dù kế toán nội bộ được phân chia thành nhiều vị trí với các công việc khác nhau nhưng nhìn chung, nhiệm vụ của kế toán nội bộ xoay quanh việc ghi chép các công việc diễn ra hàng ngày trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để dễ hình dung và hiểu rõ hơn về công việc của kế toán nội bộ là gì, Việc làm TP HCM đã liệt kê một số công việc chung qua bảng mô tả công việc của kế toán nội bộ phía dưới đây.
– Tiến hành lập chứng từ, kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của chứng từ kế toán và luân chuyển theo đúng trình tự đề ra của doanh nghiệp.
– Hạch toán toàn bộ các chứng từ, hoá đơn nội bộ
– Quản lý, lưu trữ và bảo mật các chứng từ nội bộ một cách an toàn và khoa học.
– Phối hợp với các kế toán nội bộ khác, các phòng ban khác để thực hiện các công việc cấp trên chỉ thị.
– Lập báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
– Thống kê và phân tích các số liệu thực tế của hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp để hỗ trợ ban lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn.
Công việc của kế toán nội bộ là gì?
Phân loại kế toán nội bộ và nhiệm vụ tương ứng
Có thể bạn đã nắm được khái niệm kế toán nội bộ là gì và công việc của kế toán nội bộ là làm gì. Tuy nhiên, vị trí kế toán nội bộ được phân chia thành những mảng nào thì không phải ai cũng biết. Tại các doanh nghiệp lớn, vị trí này thường được phân chia thành các mảng khác nhau nhằm đảm bảo hiệu suất công việc tốt, bao gồm:
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán, điều hành và giám sát tiến độ công việc của các kế toán viên. Kế toán trưởng là người có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, là người tham mưu các chiến lược tài chính cho ban lãnh đạo.
Kế toán công nợ
Kế toán công nợ là người lên kế hoạch giãn nợ và thu hồi nợ thông qua việc kiểm tra chặt chẽ tình trạng thanh toán của khách hàng. Ngoài ra, vị trí kế toán công nợ còn phải tiến hành viết báo cáo về các khoản công nợ phát sinh.
Kế toán tiền lương
Là người quản lý hợp đồng lao động của nhân viên trong công ty. Đảm nhận công việc tính tiền lương, thanh toán theo hợp đồng lao động, theo dõi chế độ bảo hiểm của người lao động.
Kế toán kho
Vị trí kế toán kho thực hiện nhiệm vụ lập các chứng từ nhập hàng và xuất hàng cho kho hàng của công ty. Ghi chép đầy đủ thông tin số liệu hàng hoá và lập chứng từ và báo cáo.
Phân loại kế toán nội bộ và nhiệm vụ tương ứng
Kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng thực hiện công việc nhập số liệu bán hàng và mua hàng trên phần mềm máy tính. Đồng thời lập hoá đơn và chiết khấu cho khách hàng.
Kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán có trách nhiệm lập các chứng từ tạm ứng, đề xuất, thanh toán và đối chiếu công nợ giữa các kết quả chứng từ để quản lý các khoản tạm ứng thanh toán.
Kế toán thu chi
Kế toán thu chi là người giữ vai trò thủ quỹ, đảm nhận quản lý quỹ tiền mặt, cập nhập các nguồn thu – chi, phần tồn quỹ tiền mặt và báo cáo lên cho cấp trên.
Kế toán ngân hàng
Là người thực hiện nhiệm vụ mở các tài khoản cho ngân hàng công ty, lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền và nộp tiền vào tài khoản. Đồng thời đối chiếu thông tin giữa sổ phụ và bút toán cuối tháng để quản lý các tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ quản lý và phân tích các chứng từ kế toán, cập nhật các thông tin kinh tế, thông tin tài chính hằng ngày của doanh nghiệp. Từ đó, lập báo cáo tài chính, hỗ trợ ban lãnh đạo kế hoạch tài chính phù hợp.
>>>Bài viết liên quan: Thanh khoản là gì? Vì sao tính thanh khoản lại quan trọng
Một số câu hỏi thường gặp về kế toán nội bộ
Những yêu cầu đối với kế toán nội bộ là gì?
Vị trí kế toán nội bộ có những yêu cầu và kinh nghiệm nhất định. Để trở thành một nhân viên kế toán viên giỏi cần:
- Có nghiệp vụ kế toán và kiến thức chuyên môn cao: Hoàn thành và tốt nghiệp ngành kế toán. Thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ của nghề như lập các báo cáo, kiểm tra và lưu trữ các số liệu, hạch toán chứng từ,...
- Trung thực: Các thông tin phải được ghi chép đúng với số liệu thực tế. Kế toán nội bộ cũng cần bảo mật an toàn các thông tin xuyên suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Vì nếu thông tin nội bộ rò rỉ, nhân viên kế toán nội bộ có thể phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
- Nhạy bén với số liệu và có khả năng tính toán tốt: Kế toán nội bộ là nghề tiếp xúc thường xuyên với các con số. Do đó, khả năng tính toán nhanh và chính xác sẽ hạn chế rủi ro sai số.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Tại doanh nghiệp lớn, có nhiều kế toán nội bộ khác nhau. Vì vậy, cần có kỹ năng giao tiếp tốt để phối hợp làm việc nhịp nhàng.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Kế toán nội bộ làm rất nhiều báo cáo và chứng từ mỗi ngày. Do đó, để tiết kiệm thời gian và tránh sai số, vị trí này yêu cầu sử dụng tốt các phần mềm kế toán và phần mềm máy tính
Những yêu cầu đối với kế toán nội bộ là gì?
Mức lương và quyền lợi của kế toán nội bộ
Tùy vào quy mô, chính sách của mỗi doanh nghiệp và kinh nghiệm của mỗi kế toán, mà mức lương của kế toán nội bộ sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì sẽ dao động trong các khoảng 5 triệu đồng/ tháng đối với sinh viên vừa mới ra trường. Nếu trau dồi kinh nghiệm, thì cơ hội thăng tiến với mức lương sẽ lên đến 30 triệu đồng/ tháng.
Mức lương của kế toán nội bộ có cao không?
Tuy nhiên, để đạt được mức lương cao, người kế toán không những phải nắm rõ được vị trí kế toán nội bộ là gì mà cần chuẩn bị thêm cho mình những hiểu biết về phương diện pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cũng như những kỹ năng chuyên dụng cơ bản.
Mọi doanh nghiệp đều cần đến kế toán để xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính.. Do đó, tiềm năng phát triển cho công việc này khá lớn. Hy vọng chia sẻ hôm nay của Việc làm TPHCM sẽ hữu ích, giúp bạn hiểu chính xác “kế toán nội bộ là gì?”.