Bật mí từ A – Z công việc kiến trúc sư là gì? Nghề kiến trúc sư có giàu như ‘lời đồn”

Nhắc đến nghề kiến trúc sư là gì hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là công việc HOT, nhàn hạ và có mức lương cao. Quan điểm chỉ cần sở hữu năng khiếu “vẽ vời” cũng có thể lại hái ra tiền khiến không ít người dấn thân vào nghề này rồi lại vỡ lẽ nhiều điều. Sự thật luôn mang lại cho chúng ta nhiều điều thú vị hơn mà chỉ khi thật sự trải nghiệm và va chạm rồi bạn mới có thể nhận ra mình thật sự phù hợp hay không?

Hãy cùng tìm hiểu A-Z về nghề kiến trúc sư làm gì qua lăng kính của vieclamtphcm.vn để hiểu rõ hơn về nghề kiến trúc sư và những điều “hay ho” xung quanh nó.

Kiến trúc sư là gì

Kiến trúc sư tiếng anh là gì? Kiến trúc sư trong tiếng anh được gọi với danh từ Srchitect – là người có nhiệm vụ phác thảo ý tưởng thiết kế các công trình, kiến trúc, nội thất, cảnh quan,… Đồng thời chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi toàn bộ quá trình xây dựng công trình, đảm bảo công trình luôn được thực hiện theo đúng bản vẽ và kế hoạch đã đặt ra trước đó.

Khi thiết kế, các kiến trúc sư sẽ phải dựa trên cơ sở các giải pháp về công năng sử dụng, kỹ thuật xây dựng và mỹ quan thẩm mỹ để tạo nên một công trình với kiến trúc tổng thể mới lạ, đẹp mắt và phù hợp với cảnh quan xung quanh.

kiến trúc sư là gì

Kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo để thiết kế và cho ra đời những công trình đáp ứng nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Trên thực tế, bản chất của nghề kiến trúc sư có thể hiểu nôm na họ sẽ chuyển đổi nhu cầu sử dụng của khách hàng vào các bản vẽ cho những dự án mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các dự án cũ theo yêu cầu của khách hàng.

Đã có không ít các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới để lại danh tiếng và thành tựu khi công trình của họ được vinh danh và ghi nhận như những tuyệt tác nghệ thuật của nhân loại. Trở thành “tượng đài” trong giới thiết kế của thế giới, không thể không nhắc đến những tên tuổi như Frank Lloyd Wright với công trình Bảo tàng Guggenheim ở New York hay Cesar Pelli kiêu hãnh với những dự án cách tân nhưng vẫn giàu tính nhân văn như Tòa Tháp Đôi Petronas Twin Towers cao 450m tại thủ đô Kuala Lumpur,…

Vai trò của kiến trúc sư

Trong quá trình thực hiện dự án, các kiến trúc sư với chức năng và nhiệm vụ của mình thường giữ những vai trò quan trọng:

Tư vấn

Khi nhận yêu cầu đơn hàng từ chủ nhà. Việc đầu tiên các kiến trúc sư cần làm chính là tư vấn cho khách hàng hiểu rõ các vấn đề sẽ liên quan đến chất lượng công trình.

Ở giai đoạn “thai nghén” này, kiến trúc sư cần tư vấn để cùng khách hàng đi đến thống nhất cho các vấn đề như giải pháp quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật, biện pháp thi công, vật liệu sử dụng,…

Kiến trúc sư cần dựa theo nhu cầu của khách hàng và thực trạng của công trình. Nhất là với các vị trí việc làm kiến trúc tại HCM, các kiến trúc sư của chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về địa hình, địa chất, khu vực lân cận, xung quanh công trình để có sự tư vấn tốt nhất và tối ưu nhất để đảm bảo chất lượng công trình khi được hoàn thiện sẽ an toàn cho chủ nhà. Từ đó, phác thảo nên bản vẽ sơ bộ về ý tượng, định hướng để phát triển dự án hoặc tất cả những vấn đề nêu trên.

Thiết kế.

Sau giai đoạn tư vấn và thống nhất phương án thiết kế với khách hàng, kiến trúc sư sẽ tiếp tục cụ thể hóa các ý tưởng, giải pháp thành các thiết kế cụ thể. Các bản vẽ này bao gồm cả số liệu, kích thước, chủng loại vật liệu, màu sắc,… Sao cho các ý tưởng được triển khai phù hợp với thực tế, bao gồm khả năng kinh tế, khả năng cung ứng vật liệu và các giải pháp thi công có thể thực hiện được.

Quản lý.

Với tư cách là “tác giả” hay “chủ nhiệm” dự án, kiến trúc sư có trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn. Để hoàn thành một công trình, từ khâu lên bản vẽ đến thi công phải trải qua rất nhiều giai đoạn và phải mất không ít thời gian cùng nhân lực. Vì vậy, kiến trúc sư sẽ phải nắm được tổng thể cả công trình để điều phối, kết nối các giai đoạn, hạng mục, bộ phận,… hiệu quả nhất.

Công việc của kiến trúc sư là gì

Rất nhiều người trong chúng ta quan niệm rằng, công việc của kiến trúc sư là thiết kế. Điều này đúng nhưng chưa đủ, ngoài vẽ thiết kế ra, kiến trúc sư còn hoạt động đa năng hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo đó, bạn có thể tham khảo qua Bản mô tả công việc - Job Description chi tiết sau để hiểu rõ hơn về công việc của một kiến trúc sư là gì.

  • Lên kế hoạch thiết kết bản vẽ
  • Phối hợp với các kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật liên quan để đưa ra giải pháp kỹ thuật cho công trình, đảm bảo tạo nên thiết kế có kiến trúc đẹp mắt và phù hợp với mong muốn, tính cách của khách hàng.
  • Quản lý công việc thiết kế.
  • Thuyết trình ý tưởng thiết kế với khách hàng, đề xuất các phương án thi công và dự toán ngân sách của dự án
  • Thiết kế các bản vẽ kiến trúc và bản vẽ kỹ thuật thi công chi tiết cho các dự án, công trình xây dựng,…
  • Phối hợp với các đơn vị liên quan như nhà thầu thi công, kỹ sư xây dựng… để đưa ra lịch thi công phù hợp, đảm bảo hoàn thành công trình đúng tiến độ.
  • Quản lý thi công, đảm bảo công trình sẽ được hoàn thành theo đúng mẫu thiết kế kiến trúc và quy hoạch ban đầu, đạt tiêu chuẩn chất lượng đã xác định từ trước.
  • Xác định các nguyên vật liệu cần sử dụng cho dự án.

nghe-kien-truc-su-la-gi

Kỹ năng cần có với một kiến trúc sư là gì

Trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, bạn sẽ cần phải có những kỹ năng cần thiết sau:

Kỹ năng vẽ

Năng khiếu mỹ thuật là điều kiện bắt buộc với bất kỳ ai muốn theo đuổi nghề kiến trúc sư. Không thể vẽ bạn sẽ khó theo được nghề kiến trúc này bởi vẽ sẽ là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc.

Tư duy thẩm mỹ và tính logic vấn đề

Trong nghề kiến trúc sư này, năng lực tư duy thẩm mỹ và khả năng nhận thức, logic vấn đề để tạo dựng tổng quan công trình không thua kém gì so với kỹ năng vẽ tốt. Họ cần tư duy thẩm mỹ tốt, cảm quan vẽ đẹp để sáng tạo được những công trình kiến trúc mới mẻ và độc đáo và đáp ứng nhu cầu sử dụng của mỗi khách hàng.

Kỹ năng thuyết trình

Để bản thiết kế được hiện hữu trong thực tế, bạn cần phải thuyết phục khách hàng và chủ đầu tư có thể chấp nhận sản phẩm của mình. Với những công trình lớn, chủ đầu tư thường liên hệ với nhiều kiến trúc sư khác nhau để sở hữu được tác phẩm tốt nhất. Lúc này, nếu bạn có kỹ năng thuyết trình tốt và thông minh, bạn sẽ bảo vệ được bản thiết kế của mình và giành chiến thắng trong “cuộc đua” này.

Biết lắng nghe

Trong quá trình làm việc với khách hàng, bạn cần chủ động lắng nghe để tiếp nhận ý kiến của khách hàng để thiết kế những bản vẽ phù hợp với yêu cầu của họ. Đôi khi, các khách hàng sẽ phàn nàn hoặc không vừa ý với thiết kế của bạn, biết lắng nghe đôi khi giúp bạn nhận được nhiều điều thú vị hơn là bạn nghĩ.

kiến trúc sư tiếng anh là gì

Chịu được áp lực

Để hoàn thiện được bản vẽ đúng với tiến độ, nhiều lúc kiến trúc sư sẽ phải thức đêm để hoàn thành bản vẽ. Khi những bản thiết kế của bạn tưởng chừng  đã rất hoàn hảo nhưng vẫn sẽ nhận phải những chỉ trích, chê bai từ khách hàng và đối tác. Vì vậy, bạn cần bản lĩnh lớn khi đối mặt với những thách thức và chịu được áp lực cao.

Kỹ năng toán học

Công việc kiến trúc sư sẽ phải thường xuyên tính toán, đo lường các hạng mục trong công trình, các chi tiết kiến trúc. Vì vậy bạn bắt buộc phải có kỹ năng toán học tốt để đảm bảo các thông số kỹ thuật sẽ luôn đúng tiêu chuẩn.

Mức lương của kiến trúc sư

Mức lương kiến trúc sư được xếp vào Top khá cao tại Việt Nam. Lương trung bình vào khoảng 7 – 10 triệu/tháng. Các kiến trúc sư giỏi, năng lực tốt tại thị trường việc làm HCM thường nhận được mức lương hấp dẫn từ 15 – 25 triệu/tháng. Nếu có khả năng ngoại ngữ, mức lương một kiến trúc sư nhận được sẽ không dưới mức 2.000 USD/tháng có thể dao động đến 2.500 USD/tháng.

Ngoài lương, thu nhập của các kiến trúc sư còn đến từ các khoản thưởng, trợ cấp và nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác. Mức thu nhập cao hay thấp phụ thuộc phần nhiều vào trình độ, kinh nghiệm của bạn. Cũng như quy mô và đặc điểm công ty nơi bạn đang làm việc.

Với tay nghề cao và mạng lưới quan hệ xã hội rộng, các kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam còn có thể nhận những dự án bên ngoài để thực hiện. Nếu bạn đạt đến trình độ như vậy, khi đó mức thu nhập của bạn sẽ còn cao hơn rất nhiều.

Mẫu CV xin việc kiến trúc sư chuẩn cho bạn

Mức độ cạnh tranh khi xin việc kiến trúc sư khá cao, nhất là đối với các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường, lại chưa có kinh nghiệm làm việc. Việc đầu tiên để bạn sẽ đứng vững hơn trên đường đua chính là phải tạo cho mình một CV kiến trúc thật nổi bật. Thông qua CV thể hiện được khả năng thẩm mỹ, tư duy logic và những nét nổi bật của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn tạo được lợi thế lớn, nổi bật hơn với nhà tuyển dụng.

Tham khảo mẫu CV gợi ý dưới đây, có thể giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng mới để thiết kế mẫu CV xin việc kiến trúc sư của mình thật độc đáo và mới lạ hơn.

kiến trúc sư làm gì

Tải mẫu CV xin việc kiến trúc sư tại đây

Tìm việc làm kiến trúc sư tại Hồ Chí Minh

Ngày nay, khi cuộc sống đã trở nên tốt đẹp và hiện đại hơn, nhiều người tìm đến kiến trúc sư để tìm kiếm cho mình không gian sống đọc đáo với phong cách thẩm mỹ kiến trúc ấn tượng. Điều này cũng đã mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm hơn cho các kiến trúc sư.

Nhu cầu tuyển dụng cho vị trí kiến trúc sư tại thành phố sôi động và phát triển vượt bậc như Hồ Chí Minh là rất lớn. Các cử nhân ngành kiến trúc sư sau khi ra trường đứng trước nhiều cơ hội việc làm khác nhau như kiến trúc sư quy hoạch, kiến trúc sư thiết kế nội thất, kiến trúc sư công trình, tư vấn kiến trúc,…

Để không phải lãng phí thời gian vào các tin tức tuyển dụng tràn lan chưa được kiểm định chắc chắn về độ chính xác. Bạn hãy tìm việc làm các địa chỉ tuyển dụng uy tín như vieclamtphcm.vn sẽ là một gợi ý tốt cho bạn. Tại đây tin tuyển dụng được sàng lọc rõ ràng, đầy đủ thông tin và được cập nhật nhanh chóng. Bạn sẽ không phải bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.

Với những chia sẻ từ bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về nghề kiến trúc sư là gì. Nếu bạn có năng khiếu mỹ thuật và gu thẩm mỹ, tư duy logic tốt thì đây chính là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bạn. Chúc bạn thành công với nghề kiến trúc sư này nhé!