Kinh doanh thương mại là gì – Cơ hội việc làm cho các “tân cử nhân” ngành kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại là gì, định hướng nghề nghiệp tương lai học ngành kinh doanh thương mại ra làm gì. Nhiều bạn trẻ băn khoăn khi chưa hiểu rõ ngành kinh doanh thương mại là gì, thường nhầm lẫn với ngành quản trị kinh doanh. Sẽ thật đáng tiếc nếu các bạn đưa ra lựa chọn sai lầm khi chưa nắm bắt hết thông tin.

Cùng tìm hiểu chi tiết về ngành kinh doanh thương mại và những tố chất cần có để chạm tới đỉnh cao thành công với ngành nghề này. Góc nhìn toàn diện về ngành kinh doanh thương mại cho bạn.

Kinh doanh thương mại là gì

Kinh doanh thương mại hay kinh tế thương mại, (tiếng anh là Commercial Business) là ngành học thuộc khối ngành kinh tế. Đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về hoạt động thương mại trong nước và quốc tế bao gồm các lĩnh vực tiếp thị, trao đổi, quản lý bán hàng, phân tích tài chính…

Một cách khái quát hơn, ngành kinh doanh thương mại trang bị cho các bạn những hiểu biết về hoạt động bán hàng, quản lý bán lẽ và hoạt động xuất nhập khẩu.

kinh doanh thương mại là gì

Học kinh doanh thương mại ra làm gì

Kinh doanh thương mại hiện nay được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi, hàng năm số lượng hồ sơ đăng ký thi tuyển vào ngành kinh doanh thương mại tại các cơ sở đào tạo luôn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các chuyên ngành còn lại trong hệ thống khối ngành kinh tế.

Hầu hết sau quá trình đào tạo, sinh viên chuyên ngành kinh doanh thương mại đều tìm được việc làm ổn định. Với một thị trường kinh tế sôi động và phát triển vượt bậc như thành phố Hồ Chí Minh. Không khó để các tân cử nhân kinh doanh thương mại có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp với năng lực.

Với kiến thức chuyên môn được đào tạo, sinh viên kinh doanh thương mại có đủ năng lực để giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Biết cách nắm bắt và phân tích thị trường để giải quyết các các vấn đề tranh chấp kinh doanh thương mại là gì. Cũng như thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

ngành kinh doanh thương mại là gì

Có thể nói, bản đồ vị trí việc làm của ứng viên tìm việc kinh doanh thương mại sau khi ra trường rất đa dạng. Vậy nên để trả lời cho câu hỏi kinh doanh thương mại ra làm gì với thị trường việc làm tại HCM, chẳng quá đau đầu hay phải gợn chút băn khoăn lo lắng. Họ có thể tham gia công tác ở nhiều vị trí, bộ phận khác nhau bao gồm:

  • Quản lý bán hàng: Quản lý chuỗi hệ thống bán lẻ, hoạt động bán hàng và hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Quản lý kho: Quản lý quá trình xuất, nhập hàng hóa ra vào kho; quản lý sản phẩm trong kho để cung ứng cho khách hàng theo từng đơn hàng.
  • Nhân viên kinh doanh: tham gia chuỗi hoạt động kinh doanh của công ty, xí nghiệp. Lên ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch để định vị thương hiệu doanh nghiệp trực tiếp trên thị trường.
  • Chuyên viên tổ chức những hoạt động kinh doanh thương mại ở các tổ chức, doanh nghiệp, công ty;
  • Chuyên viên xúc tiến và thực hiện các dịch vụ khách hàng và sales
  • Chuyên viên quản trị kinh doanh, quản lý, mua bán hàng hóa doanh nghiệp
  • Nhân viên logistics, kinh doanh forwarder
  • Nhân viên quản lý xuất nhập khẩu.

Kỹ năng cần có của một “dân chuyên” ngành kinh doanh thương mại

Là ngành đặc thù, công việc liên quan rất nhiều đến việc giao tiếp và đàm phán, nhất là khi bạn cần đứng ra để giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại là gì của doanh nghiệp mình với các đối tác. Ngoài kiến thức chuyên môn, bạn sẽ phải cần đến nhiều hơn những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bổ trợ cho quá trình xử lý công việc của bạn, đảm bảo mọi công việc được diễn ra thuận lợi và đem lại kết quả có lợi nhất.

tranh chấp kinh doanh thương mại là gì

Nếu bạn có những tố chất sau thì hãy yên tâm rằng bạn thực sự là người phù hợp với lĩnh vực kinh doanh thương mại và lựa chọn nghề nghiệp của bạn đang rất đúng đắn:

  • Học tốt các môn tự nhiên
  • Nhẫn nại, chịu khó, kiên trì
  • Chịu được áp lực cao
  • Có trình độ ngoại ngữ và tin học
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng tổ chức seminar
  • Kỹ năng làm việc online
  • Kỹ năng sàng lọc thông tin
  • Kỹ năng điều hành và quản lý tốt các dự án thương mại
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt
  • Khả năng đọc vị và nắm bắt tâm lý người khác
  • Có kiến thức về các lĩnh vực đời sống, như kinh tế, văn hóa, xã hội…;
  • Biết cách đặt câu hỏi và lý luận nhằm thuyết phục người khác;
  • Luôn tự tin, năng động và sáng tạo.

Phân biệt kinh doanh thương mại và quản trị kinh doanh

Đều thuộc khối ngành kinh tế và có những nét tương đồng trong công việc. Vì vậy, nhiều bạn học sinh nhẫm lẫn khi nhận diện để phân biệt 2 ngành học này.

Ngành kinh doanh thương mại đào tạo kỹ năng liên quan đến các hoạt động bán hàng, quản lý kho, khảo sát hàng, xuất – nhập kho với các công việc cụ thể như quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, những phương thức bán hàng hiệu quả.

Ngành quản trị kinh doanh lại được hiểu là các hoạt động quản trị quá trình kinh doanh, bao gồm quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị sản xuất,…. Để duy trì và phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

kinh doanh thương mại ra làm gì

Tương tự như kinh doanh thương mại, sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường cũng có thể tìm kiếm được nhiều hơn những cơ hội việc làm tốt cho mình tại các phòng ban kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng quản lý và điều hành ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.

Nhu cầu nhân lực của 2 ngành này rất cao, nhất là trong thời buổi kinh tế cạnh tranh với nhiều xu hướng mới được triển khai. Thực tế, các đơn hàng tuyển dụng việc làm bán hàng kinh doanh tại TP HCM tuyển dụng liên tục và đa dạng với nhiều vị trí công việc khác nhau. Dù bạn tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại hay ngành quản trị kinh doanh đều có thể tìm được việc làm phù hợp với mong muốn của mình

Hi vọng qua những thông tin được chia sẽ trong bài viết này đã giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về ngành kinh doanh thương mại là gì và những tố chất cần có để trở thành một chuyên viên trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở bất cứ vị trí công việc nào.

Cách để phân biệt ngành Kinh doanh thương mại và ngành Quản trị kinh doanh mà chúng tôi đã đề cập đến trong bài viết này cũng sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn, hiểu rõ hơn về các ngành học này. Qua đó, không bị nhầm lẫn khi đưa ra các lựa chọn định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho mình.