Nghiệp vụ là gì? Tìm hiểu một số nghiệp vụ cơ bản theo ngành nghề

Khái niệm nghiệp vụ ngày càng được sử dụng nhiều trong các thông tin tuyển dụng., Tùy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ “nghiệp vụ là gì?”. Mỗi ngành nghề sẽ có mô tả công việc cũng như những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ khác nhau mà ứng viên cần nắm rõ trước khi ứng tuyển. Trong bài viết dưới đây, Việc làm HCM sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm nghiệp vụ cũng như một số nghiệp vụ cơ bản của các ngành nghề phổ biến hiện nay. 

Nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ là một hệ thống bao gồm các kiến thức chuyên môn, kỹ năng công việc nhất định để hoàn thành các công việc được giao trong một lĩnh vực cụ thể. Nghiệp vụ thể hiện trình độ chuyên môn, các kỹ năng cơ bản của người thực hiện công việc được giao, tính chất công việc và mức độ hoàn thành công việc.

Nghiệp vụ chuyên môn là căn cứ chính xác nhất để đánh giá năng lực của người lao động. Bởi nghiệp vụ không chỉ là bằng cấp, trình độ học vấn mà nó còn phản ánh những kỹ năng và mức độ am hiểu công việc của một người. Nhân sự càng nắm vững nghiệp vụ chuyên môn thì càng đáp ứng tốt yêu cầu công việc và có khả năng phát triển, đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Nghiệp vụ là gì?Nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ cơ bản của một số ngành nghề phổ biến hiện nay

Chắc chắn một điều rằng không phải công việc hay ngành nghề nào cũng có nghiệp vụ giống nhau. Bên cạnh tìm hiểu nghiệp vụ là gì, bạn cũng cần biết thêm về một số nghiệp vụ cơ bản của các ngành nghề phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo một số nghiệp vụ cơ bản theo một số ngành dưới đây. 

Nghiệp vụ ngân hàng là gì?

Bạn muốn xin làm việc tại ngân hàng nhưng sợ mình không đủ năng lực, trình độ, kỹ năng chuyên môn cũng như không hiểu về “nghiệp vụ ngân hàng là gì?”. Hãy tham khảo một số nghiệp vụ cần có của ngân hàng dưới đây để không hạ thấp khi ứng tuyển nhé.

  • Nghiệp vụ mở tài khoản và nhận tiền gửi: Đây là một nghiệp vụ cơ bản và thường xuyên diễn ra tại ngân hàng. Thực hiện nghiệp vụ bằng cách thu hút các tổ chức tài chính, khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, … mở tài khoản, làm thẻ, gửi tiền tiết kiệm, lập sổ tiết kiệm tại ngân hàng với nhiều loại kỳ hạn (không kỳ hạn, 3-6-12-24,..) và có mức lãi suất khác nhau.
  • Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng: Nghiệp vụ tín dụng là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, bao gồm vay mua tài sản cố định, vay thế chấp, các gói vay kinh doanh ( đối với khách hàng doanh nghiệp), thẻ tín dụng,… Ngân hàng cần điều tiết nguồn vốn cho những khoản vay tín dụng hợp lý nhằm hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu và mang lại lợi nhuận cao.
  • Nghiệp vụ đầu tư: Thực hiện nghiệp vụ bằng cách mua bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, môi giới, mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh (mua/ bán quyền chọn, hợp đồng tương lai) và tư vấn mua bán sáp nhập (M&A) (chủ yếu tại các ngân hàng đầu tư).
  • Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại: Nghiệp vụ này bao gồm mua bán ngoại tệ, các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu thương mại…
  • Một số nghiệp vụ khác: Ngoài ra còn một số nghiệp vụ khác ngân hàng thực hiện như ủy thác, quản lý đầu tư, mua bán hộ, nghiệp vụ ngân hàng bán buôn,…

Một số nghiệp vụ cần có của ngân hàngMột số nghiệp vụ cần có của ngân hàng

Nghiệp vụ kế toán là gì?

Đối với kế toán, nếu bạn không biết nghiệp vụ là gì thì bạn không thể làm các công việc liên quan đến kế toán rồi. Có rất nhiều nghiệp vụ được diễn ra hằng ngày, tiêu biểu như:

  • Nghiệp vụ kế toán thuế: Bao gồm các hoạt động như làm báo cáo quyết toán thuế định kỳ, ghi nhận các khoản thuế trong ngày, nộp thuế và nhận hoàn thuế đầu năm, cuối năm.
  • Nghiệp vụ kế toán mua hàng, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, lưu giữ những sổ sách quan trọng trong các quá trình thực hiện giao dịch.
  • Nghiệp vụ kế toán kho
  • Nghiệp vụ kế toán tiền lương và những khoản tiền trích theo lương
  • Hạch toán nghiệp vụ kế toán cuối kỳ và kế toán tổng hợp

Nghiệp vụ kế toán là gì?Nghiệp vụ kế toán là gì?

Nghiệp vụ sư phạm

Bạn đã biết nghiệp vụ là gì trong ngành sư phạm chưa? Các nghiệp vụ cơ bản nhất và quan trọng nhất đối với ngành sư phạm như thế nào? Nghiệp vụ sư phạm bao gồm các hoạt động như: thiết kế giáo án, thiết kế bài giảng, điều hành lớp học và hoạt động giảng dạy, kỹ năng giảng bài, điều phối học viên, đặt câu hỏi, thiết kế bài kiểm tra, làm điểm, làm báo cáo….

Nghiệp vụ sư phạm là chương trình đào tạo dành cho những ai có nhu cầu trở thành giáo viên/ giảng viên, có kiến thức chuyên môn nhưng không tốt nghiệp từ ngành sư phạm. Thông qua các lớp nghiệp vụ sư phạm, họ sẽ được học và rèn luyện những kỹ năng sư phạm để đủ năng lực đứng lớp. Sau khi thi đỗ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, họ sẽ đủ điều kiện giảng dạy kiến thức tại các cấp học chính quy.

Nghiệp vụ sư phạmNghiệp vụ sư phạm

>>>Bài viết liên quan: Câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng – những chủ đề “đắt giá” nên lựa chọn

Làm thế nào để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn?

Để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, người lao động cần liên tục trau dồi công việc, không ngừng cố gắng để nâng cao tay nghề, sau đó là tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức và kỹ năng mới trong nghề. Ngoài ra, với những chuyên ngành có liên quan trong lĩnh vực cũng nên tìm hiểu và cập nhật những kiến thức để có thể phối hợp với mọi người trong team tốt hơn cũng như mở rộng giới hạn hiểu biết của bản thân. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một số các khóa học chuyên môn hoặc lớp nghiệp vụ, tham gia vào các nhóm trao đổi, chia sẻ kiến thức,… để được chia sẻ, tìm hiểu thêm kiến thức mới và mở rộng mối quan hệ, kết nối với cộng đồng trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Với những kỹ năng và chia sẻ về nghiệp vụ của một số ngành trên, hy vọng bạn đã giải đáp thắc mắc về nghiệp vụ là gì rồi phải không nào. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy truy cập Việc làm HCM ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí tuyển dụng hấp dẫn nhé.