Nhân viên R&D là gì? Chức năng của phòng R&D là gì?

Nhân viên R&D là gì? Đây là câu hỏi đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Nhân viên R&D là người nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm dịch vụ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về nhân viên R&D và chức năng của phòng R&D ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nhân viên R&D là gì?

R&D là quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về các quy trình, sản phẩm, dịch vụ,… nhằm mục đích tạo ra sự đổi mới mang tính tích cực cho doanh nghiệp.

R&D là viết tắt của từ gì? R&D là viết tắt của Research & Development, có nghĩa là nghiên cứu và phát triển.

Nhân viên R&D là người trực tiếp nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm, dịch vụ cho công ty. Vì vậy, họ phải là người am hiểu về các ngành nghề và sản phẩm mà mình đảm nhận nhất để có được hiệu quả công việc tốt nhất.

Nhân viên R&D là gì

Kỹ sư R&D là gì? Hiểu một cách đơn giản, kỹ sư R&D là người phụ trách việc nghiên cứu, tối ưu hoá quy trình công nghệ hay sản phẩm, dịch vụ, bao bì, …

Chức năng của phòng R&D là gì?

Chức năng của phòng R&D là chính là nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

Phòng R&D là gì

Một số chức năng của phòng R&D có thể kể đến như:

  • Nghiên cứu, định hướng, phát triển các sản phẩm
  • Nâng cấp công nghệ sản xuất
  • Nghiên cứu cũng như thay đổi các vật liệu hay công nghệ phù hợp hơn, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Không ngừng nghiên cứu các nguyên liệu mới, thường là các nguyên liệu có sẵn trong nước để tăng giá trị gia tăng, chủ động trong sản xuất, chi phí sản xuất cũng cân đối hơn.

Công việc của nhân viên R&D là làm gì?

R&D là bộ phận chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm kinh doanh. Công việc chính của nhân viên R&D bao gồm: tiến hành đầu tư, nghiên cứu, phát triển và áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn để tạo ra sản phẩm chất lượng. Cụ thể:

  • Khảo sát nhu cầu thị trường bằng cách phối hợp với nhiều bộ phận khác trong công ty.
  • Nghiên cứu và nâng cấp các sản phẩm hiện tại để càng ngày càng phù hợp với nhu cầu của khách hàng
  • Chỉnh sửa hay cải tiến lại sản phẩm theo yêu cầu từ cấp trên
  • Thu hồi lại các sản phẩm bị lỗi hoặc bị khách hàng khiếu nại
  • Nghiên cứu, sáng tạo và thử nghiệm các sản phẩm mới
  • Đảm bảo rằng sự phát triển của các sản phẩm luôn tuân theo các quy định và tiêu chuẩn trong pháp luật
  • Một số công việc khác theo phân phó từ cấp trên.

R&D là gì

Công việc nghiên cứu, phát triển bao bì sản phẩm (Packaging R&D)

Công việc nghiên cứu, phát triển bao bì sản phẩm thường xuất hiện nhiều trong các doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ đóng gói, đồ ăn khô hay sản phẩm tiêu dùng nhanh. Khi đó, nhân viên R&D sẽ làm nhiệm vụ:

  • Thiết kế sáng tạo bao bì, tăng mức độ nhận diện của công ty và truyền tải thông điệp của công ty đến với người tiêu dùng.
  • Đảm bảo bao bì đúng kích thước, có thể chứa được một định lượng sản phẩm đã xác định từ trước.
  • Đảm bảo trên bao bì có đầy đủ thông tin: tên sản phẩm, thành phần, khối lượng,... các nội dung liên quan khác.

Công việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm (Product R&D)

Một nhân viên nghiên cứu, phát triển sản phẩm sẽ thực hiện các công việc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mang đến tính đột phá về thiết kế, chất liệu, tính năng, công dụng,... 

Bên cạnh đó, đối với những công ty dịch vụ, những nhân viên R&D sẽ là những người nghiên cứu và triển khai các hoạt động, chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng,... để thu hút khách hàng mới hay giữ chân khách hàng thân thiết.

Công việc nghiên cứu, phát triển quy trình (Process R&D)

Công việc của nhân viên R&D là gì trong việc nghiên cứu, phát triển quy trình?

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm, nhân viên R&D sẽ là người thực hiện các nghiên cứu và đưa ra các ý kiến, định hướng để tiến hành cải tiến hay cập nhật thêm máy móc, thiết bị, nhân lực trong quy trình vận hành máy móc, dây chuyền,...

Ở trong lĩnh vực dịch vụ, R&D có nhiệm vụ đóng góp ý kiến nhằm cải thiện quy trình phục vụ sao cho hoàn thiện nhất. 

Khi đã có một quy trình đảm bảo chất lượng, an toàn, hạn chế rủi ro, từ đó gia tăng hiệu quả và năng suất làm việc. Điều này cũng góp phần khiến cho việc đi đến thành công sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

Công việc nghiên cứu, phát triển công nghệ (Technology R&D)

Công việc nghiên cứu, phát triển công nghệ thường giúp hỗ trợ năng suất cho doanh nghiệp. Cụ thể, những nhân viên R&D sẽ nghiên cứu và cải tiến công nghệ của những sản phẩm cũ, từ đó mang lại chất lượng và chi phí hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhân viên R&D mảng công nghệ cũng tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường sản phẩm công nghệ của các đối thủ. Điều này, vừa nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, vừa tránh tình trạng trùng lặp không đáng có.

Mức lương của R&D manager là gì?

Mức lương của nhân viên R&D trên thị trường hiện nay là bao nhiêu? 

Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, mức lương của nhân viên R&D trung bình sẽ dao động từ 6 đến 15 triệu/tháng tuỳ theo năng lực, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp. 

Thế nhưng, nếu là một nhân viên R&D làm việc trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông có thể có mức lương lên đến 25 - 30 triệu/tháng.

Cũng giống như những nhân viên văn phòng khác, nhân viên R&D cũng được hưởng các phúc lợi như chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội,... khi gắn bó lâu dài với công ty.

Kỹ năng cần có Research and Development là gì

Như vậy, chúng ta đã hiểu nhân viên R&D là gì cũng như các công việc của một nhân viên R&D, hãy cùng xem để có thể trở thành một R&D, cần những kỹ năng nào nhé!

Kỹ sư R&D là gì

Kỹ năng giao tiếp của một nhân viên R&D là gì?

Đây là một kỹ năng khá quan trọng đối với nhân viên R&D. Thông thường, họ sẽ phải làm việc theo nhóm hay kết hợp với các phòng ban khác để tiến hành nghiên cứu hay thử nghiệm sản phẩm. Chính vì vậy, những bạn có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp quá trình làm việc trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Hiểu biết về ngành nghề 

Nhân viên R&D là người trực tiếp tiến hành nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ cho công ty. Để thực hiện tốt việc này, đòi hỏi phải có đủ kiến thức và am hiểu về ngành nghề và sản phẩm mà mình đang làm.

Khả năng chịu áp lực của nhân viên R&D là gì?

Tuy môi trường làm việc của nhân viên R&D rất năng động và chuyên nghiệp. Nhưng cũng không thiếu phần áp lực và căng thẳng. Do vậy, ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì khả năng chịu áp lực cao cũng là một điểm sáng để trở thành một R&D giỏi. 

Bên cạnh đó, nhân viên R&D phải luôn sáng tạo, có khả năng ngoại ngữ, am hiểu thị trường và các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra những bước đột phá mới trong công việc đấy nhé!

Trên đây là thông tin về nhân viên R&D là gì cùng các nội dung liên quan. Xem các bài viết khác tại website Việc làm TPHCM cùng chúng tôi nhé!