Phiên dịch viên là gì? Yêu cầu cần có khi trở thành biên phiên dịch
Phiên dịch viên là một công việc đang được rất nhiều các bạn trẻ yêu ngôn ngữ quan tâm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nghề phiên dịch viên là gì thông qua bài viết dưới đây nhé!
Phiên dịch viên là gì?
Phiên dịch chính là một công việc trong lĩnh vực biên – phiên dịch. Phiên dịch là công việc dịch các loại văn bản, thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác và ngược lại. Đặc biệt, trong quá trình chuyển đổi ngôn ngữ không được làm thay đổi ý nghĩa, nội dung của văn bản hay thông tin đó.
Phiên dịch viên chính là người chuyên làm công việc chuyển các văn bản (thông qua việc nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác, giúp những người không cùng sử dụng một loại ngôn ngữ có thể hiểu nhau. Công việc của Interpreters (phiên dịch viên) có thể sẽ không hoàn toàn giống nhau mà sẽ tùy thuộc vào từng vị trí làm việc.
Điểm khác nhau giữa phiên dịch viên và biên dịch viên là gì?
Cả phiên dịch và biên dịch đều là những người làm việc trong lĩnh vực dịch thuật và đều có nhiệm vụ chuyển ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tuy vậy, chúng vẫn có sự khác biệt. Hãy cùng điểm qua những điểm khác nhau sau đây của hai khái niệm này nhé!
Phương pháp giao tiếp: Biên dịch là văn viết, còn phiên dịch là văn nói
Thời gian thực hiện: Vì là văn viết nên biên dịch có nhiều thời gian để trau chuốt, tỉ mỉ từng câu chữ và thể hiện vừa hay vừa sát nghĩa của ngôn ngữ chuyển đổi. Còn phiên dịch chính là lời nói một cách tức thời và nhanh chóng, không có nhiều thời gian để chỉnh sửa lời nói của mình.
Công cụ hỗ trợ: Biên dịch viên có thể sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ để đưa ra một sản phẩm hoàn mỹ nhất. Trong khi đó, phiên dịch viên lại không có thời gian để làm điều đó.
Tính chính xác và trôi chảy: Vì có nhiều thời gian cũng như có sự hỗ trợ của các công cụ nên biên dịch viên sẽ có tính chính xác và trôi chảy cao hơn so với việc phiên dịch.
Số lượng người tham gia: Quá trình biên dịch một cuốn sách có thể có sự tham gia của rất nhiều người. Trong khi các phiên dịch viên thường phải làm việc độc lập.
Mô tả công việc của một phiên dịch viên là gì?
Công việc chính của một phiên dịch viên là chuyển đổi ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sao cho truyền đạt đúng ý nghĩa ban đầu của ngôn ngữ đó. Bên cạnh đó, một phiên dịch viên còn phải:
- Xây dựng cho mình ngân hàng từ vựng để có thể truyền tải đầy đủ thông điệp sao cho vừa hay vừa sát nghĩa gốc.
- Gặp gỡ và đàm phán với khách hàng, đối tác
- Tham gia cuộc họp, hội nghị để thực hiện công việc phiên dịch viên
- Cung cấp cách diễn giải các tuyên bố hay các câu hỏi, lập luận, giải thích cho khách hàng…
- Bên cạnh đó còn phải truyền đạt tinh thần, cảm xúc, giọng điệu của người nói giữa hai ngôn ngữ với nhau.
Làm phiên dịch viên học ngành gì, ở đâu?
Sau khi tìm hiểu về phiên dịch viên là gì, chắc hẳn, nhiều bạn cũng sẽ tò mò xem nếu muốn trở thành một phiên dịch viên thì phải học ngành gì? Nếu muốn biết câu trả lời hãy đọc kỹ phần dưới đây nhé!
Để có thể trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp, bắt buộc, bạn cần có những bằng cấp liên quan đến ngôn ngữ để chứng minh khả năng của bản thân. Hãy tham khảo các trường đại học, cao đẳng sau đây nếu muốn trở thành phiên dịch viên trong tương lai nhé!
- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội với các nhóm ngành như: Ngôn ngữ Anh, Nga, Hàn,…
- Trường Đại học Ngoại thương với các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nhật, Trung, Pháp,…
- Trường Đại học Hà Nội với các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn,…
- Khoa Ngoại ngữ - trường Đại học Thái Nguyên gồm các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp.
- Đại học Ngoại Ngữ - ĐH Huế với các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn.
- Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng gồm những nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Nhật,..
- Trường Đại học Ngoại Ngữ - Tin học (TPHCM) với nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Trung.
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức…
Vậy phiên dịch viên làm việc ở đâu?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập đất nước như hiện nay, thì ngành ngôn ngữ được xem là một ngành có sức nóng nhất nhì hiện nay. Tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng việc làm biên phiên dịch tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn… đang tăng cao. Hãy cùng Việc làm HCM điểm xem các đơn vị có khả năng tuyển dụng và sử dụng biên phiên dịch sau:
- Các tổ chức quốc tế lớn
- Các công ty đa quốc gia
- Các công ty du lịch
- Các tòa soạn báo, đài phát thanh, truyền hình,...
- Bộ ngoại giao
- Các vụ phụ trách đối ngoại của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GD-ĐT, Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn,...
- Các nhà xuất bản
- Các cơ quan và tổ chức khác
- Các công ty, trung tâm dịch thuật
- Làm việc cho chính bản thân mình: làm tự do theo đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu dịch thuật.
Yêu cầu cần có khi trở thành một biên phiên dịch viên là gì?
Để trở thành một phiên dịch viên, cần có đủ kiến thức về ngôn ngữ
Để công việc phiên dịch viên diễn ra thuận lợi, bạn phải thành thạo ít nhất 2 loại ngôn ngữ. Bao gồm cả tiếng mẹ đẻ của mình. Hơn nữa, bạn cũng cần trang bị cho mình một sự hiểu biết nhất định về văn hóa, phong tục của đất nước sử dụng ngôn ngữ mà bạn muốn phiên dịch.
Bên cạnh đó, sự hiểu biết của bạn không chỉ dừng lại nhiêu đó, bạn phải trang bị cho mình một kho từ vựng khủng (từ 3000 từ trở lên) để sử dụng linh hoạt khi giao tiếp với các chủ đề khác nhau.
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phiên dịch của biên phiên dịch viên là gì?
Khác với biên dịch viên có thời gian để trau chuốt câu từ, ngữ nghĩa. Nếu muốn trở thành một phiên dịch viên, bạn cần rút gọn và đơn giản hóa từ ngữ trong lúc dịch, trách dịch lan man, không sát nghĩa, gây hiểu lầm cho người nghe.
Hơn nữa, bạn cũng cần phát âm thật chuẩn, kiểm soát được tốc độ và âm lượng để tránh làm phiền tới những người xung quanh.
Để trở thành một biên phiên dịch bạn cần có kỹ năng tra cứu
Dù kỹ năng có tốt đến đâu, thì đôi lúc chúng ta sẽ gặp phải những trường hợp như bí ngôn ngữ hoặc thậm chí là quên luôn từ đó. Chính vì vậy, biết sử dụng các công cụ hỗ trợ thích hợp là điều rất cần thiết. Một số công cụ hỗ trợ dịch thuật phổ biến có thể kể đến Trados, Transit, SDLX ,…
Khả năng xử lý tình huống của phiên dịch viên là gì?
Đây là một kỹ năng rất quan trọng và đánh giá xem năng lực ứng biến của một phiên dịch viên. Khả năng phản xạ nhanh và nhạy bén trong dịch thuật sẽ giúp đối tác của mình cảm thấy tự tin để giao tiếp với khách hàng.
Trên đây là một số thông tin về phiên dịch viên là gì mà chúng tôi thu thập được. Xem thêm các việc làm biên phiên dịch viên tiếng Anh, Nhật, Hàn… và các ngôn ngữ khác tại mục trang chủ của website của này nhé!