RM là gì? “Tất tần tật” về Relationship Manager
RM là gì, công việc chính của một chuyên viên RM ra sao. Họ sẽ thể hiện vai trò quan trọng của mình trong hoạt động xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh với khách hàng, đối tác ngân hàng. Qua đó xây dựng được mạng lưới khách hàng tiềm năng và thân thiết cho doanh nghiệp. Bạn đọc hãy cùng vieclamtphcm.vn tìm hiểu chi tiết về nghề RM qua bài viết sau đây nhé!
RM là gì?
RM được viết tắt của Relationship Manager. Khi dịch nghĩa sang tiếng Việt, relationship manager là gì sẽ được hiểu là chuyên viên quản trị quan hệ.
RM là vị trí nào?
RM xuất hiện ở hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: Chứng khoán, bảo hiểm, tài chính, dịch vụ, cung cấp giải pháp doanh nghiệp. Thế nhưng, nó được nhắc đến thường xuyên nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.
RM là gì trong ngân hàng
RM trong ngân hàng với vai trò chuyên viên quản trị quan hệ khách hàng. Chính là vị trí giúp cho khách hàng có được ấn tượng tốt và sâu sắc về dịch vụ ngân hàng. Từ đó khách hàng sẽ có khả năng lựa chọn và gắn bó trong tương lai. Đồng thời giúp lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (ngân hàng) được nâng cao. Qua đó cũng sẽ hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
Phân loại RM – quản trị quan hệ khách hàng
CRM - Chuyên viên quan hệ khách hàng
CRM là viết tắt của cụm từ Customer relationship management. Vị trí này có nhiệm vụ xây dựng văn hóa quan hệ với khách hàng dựa trên giá cả sản phẩm, niềm tin và giá trị thương hiệu. Từ đó tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nhằm tăng tỉ lệ quay lại với khách hàng, đối tác chiến lược. Nếu CRM tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác chiến lược. Doanh nghiệp sẽ không phải lo sợ khi đối thủ sử dụng phương thức cạnh tranh hạ giá dịch vụ.
Để làm được điều này, bộ phận chuyên viên CRM cần nắm bắt được các xu hướng của thị trường, tâm lý khách hàng. Đồng thời thông qua các dữ liệu để thiết lập doanh thu cần đạt được. Từ đó xác định cơ hội kinh doanh và kế hoạch thực hiện.
BRM – Chuyên viên phụ trách quản lý quan hệ kinh doanh
BRM viết tắt theo cụm từ Business relationship manager. Là bộ phận nhân sự chuyên thực hiện việc giám sát liên lạc nội bộ của các đơn vị kinh doanh. Trong 1 tập đoàn lớn hoặc với các nhà cung cấp. Cụ thể công việc của họ ở đây cần giám sát việc mua hàng, lập ngân sách chi phí. Và cung cấp thông tin có giá trị giữa các đơn vị kinh doanh. Chính xác hơn, nhân sự BRM sẽ trực tiếp theo dõi dữ liệu có liên kết với nhà cung cấp và các đối tác khác của doanh nghiệp.
Các chuyên viên BRM cần tìm kiếm các xu hướng, phân tích truyền thông, xử lý khủng hoảng. Cũng như sắp xếp hợp đồng cũng như đàm phán các giao dịch. Thông qua đó để điều chỉnh hoạt động của công ty. Từ đó tất cả các thông tin, tài nguyên đều được khai thác tối đa đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời thực hiện song song với việc mang lại doanh thu, lợi nhuận, các tiêu chuẩn công ty đề ra.
Công việc của RM trong ngân hàng
Những công việc cụ thể của một RM trong ngân hàng bao gồm:
- Tạo dựng, phát triển mối quan hệ tích cực với khách hàng, đối tác chiến lược, nhà cung cấp
- Duy trì, chăm sóc các mối quan hệ với khách hàng để gia hạn hoặc phát triển hợp đồng
- Phát triển các mối quan hệ để gia tăng khách hàng mới, hợp đồng mới
- Tìm hiểu, cập nhật chính sách, dữ liệu về đối thủ cạnh tranh, đưa ra hướng phát triển phù hợp với doanh nghiệp.
- Lắng nghe và thấu hiểu tâm tư khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
- Tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ kinh doanh mới cho doanh nghiệp
- Cập nhật xu hướng, tìm kiếm cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược dựa trên xu hướng, dữ liệu tìm được và phổ biến cho đội ngũ để cùng phát triển và triển khai
- Lên kế hoạch và chăm sóc khách hàng tốt
- Định vị nhân tố quan trọng, chủ chốt trong doanh nghiệp khách hàng, đối tác chiến lược, xây dựng mối quan hệ lâu dài, đem lại lợi ích bền vững.
- Xử lý các khiếu nại khách hàng kịp thời bằng cách thông minh, tinh tế
Mức thu nhập của Relationship Manager
Trung bình, chuyên viên RM tại Việt Nam tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và hiệu quả làm việc. Sẽ có mức thu nhập rơi vào khoảng 15 – 30 triệu đồng/tháng.
Mức lương ở vị trí này cho một sinh viên mới ra trường có thể đạt được, tối thiểu ở mức 10 triệu đồng/tháng. Được xem là mức lương cao đáng hứa hẹn so với mặt bằng chung của thị trường việc làm Sài Gòn. Tất nhiên, đi kèm với đó, sẽ là những yêu cầu nhất định về kiến thức chuyên môn. Cũng như kinh nghiệm từ 1 năm trở lên ở vị trí bán hàng, chăm sóc khách hàng. Mà bạn đã có thể tích lũy qua các công việc làm thêm tphcm ngay trên ghế giảng đường.
Tố chất của RM là gì?
Kinh nghiệm và học vấn
- Có bằng cử nhân Quản trị kinh doanh hoặc bằng cấp của các lĩnh vực liên quan
- Đã từng làm các vị trí liên quan đến việc quản lý quan hệ khách hàng
- Có kiến thức về thực hành quản lý quan hệ khách hàng
- Có kinh nghiệm bán hàng hoặc phục vụ khách hàng
Kỹ năng
- Có thái độ giải quyết vấn đề tốt
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Có năng khiếu nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực
- Có tư duy hướng đến khách hàng
- Có khả năng phân tích
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề vững vàng
- Có tư duy chiến lược
- Có kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo
Tính cách
- Luôn tích cực và tràn đầy năng lượng
- Cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm trong công việc
- Biết cách lắng nghe và thấu hiểu
Kết luận
RM hiện nay được đánh giá là nghề nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển trong thời đại này. Khi các doanh nghiệp dần chú trọng vào quan hệ khách hàng. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn RM là gì và RM trong ngân hàng nghĩa là gì. Từ đó đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho công việc sắp tới nhé!