Teamwork là gì? 5 Giai đoạn hình thành và phát triển teamwork
Teamwork là gì? Đây là từ không còn quá xa lạ với các bạn học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về teamwork thông qua bài viết dưới đây nhé!
Teamwork là gì
Teamwork hay tiếng việt là làm việc theo nhóm (làm việc nhóm). Làm việc theo nhóm là tập hợp hai hoặc nhiều người để hoàn thành một mục tiêu chung. Đây là cách làm việc giúp chúng ta hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
5 Giai đoạn hình thành và phát triển teamwork
Sau khi đã hiểu được khái niệm teamwork là gì? Hãy cùng Việc làm TPHCM tìm hiểu 5 giai đoạn hình thành teamwork.
Hình thành (Forming)
Ở giai đoạn này, các thành viên trong nhóm còn lạ lẫm và bắt đầu tìm hiểu lẫn nhau.
Sẽ có khá nhiều khó khăn trong giai đoạn hình thành nhóm này, bởi lẽ các thành viên sẽ chưa thực sự hiểu rõ mục đích chung của nhóm cũng như nhiệm vụ của từng người. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc cùng nhau, sẽ không có quá nhiều xung đột. Mọi người sẽ thường đồng thuận và kiêng dè lẫn nhau trong giai đoạn này.
Có một tâm lý chung ở các nhóm mới thành lập là luôn hưng phấn với công việc, dè dặt trong việc tiếp cận và chia sẻ với các thành viên khác, quan sát và thăm dò mọi người xung quanh, tự định vị mình trong cấu trúc của nhóm.
Cũng tại giai đoạn này, người trưởng nhóm có vai trò rất quan trọng. Là người đứng đầu và dẫn dắt nhóm mình đi theo đúng mục tiêu chung đã đề ra. Bởi các thành viên chưa hiểu và đi đúng hướng.
Sóng gió (Storming)
Ở giai đoạn sóng gió, các xung đột có thể diễn ra giữa các thành viên vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là vì phong cách làm việc, văn hóa, cách cư xử hay tranh cãi về các vấn đề nào đó… Các bạn có thể không hài lòng về công việc của nhau, dẫn đến đi so sánh việc của mình với người khác.
Có thể nói, đây là giai đoạn rất khó khăn đối với nhóm và dễ dẫn đến kết quả xấu như tan rã.
Tinh thần làm việc có thể đi xuống, dẫn đến căng thẳng hay stress.
Trong giai đoạn này, các thành viên trong nhóm không còn đủ tập trung vào công việc. Thế nhưng, nếu họ vượt qua được, họ sẽ dần hiểu nhau hơn và từ đó, việc hợp tác trong công việc sẽ hiệu quả hơn.
Ổn định (Norming)
Đây là giai đoạn mà khi nhóm bạn đã vượt qua giai đoạn sóng gió. Mọi người bắt đầu chấp nhận tính cách và năng lực của nhau.
Các thảo luận, ý kiến được nêu ra đều được tôn trọng và đưa vào làm tham khảo. Mục tiêu chung được đặt lên hàng đầu, các mâu thuẫn, xung đột cũng giảm đáng kể, tạo không gian thuận lợi để các thành viên làm việc.
Thông thường, giai đoạn ổn định và sóng gió sẽ đan xen lẫn nhau. Khi có vấn đề mới thì các thành viên có thể diễn ra mâu thuẫn nhưng khi giải quyết được nó rồi thì công việc sẽ trở nên thuận lợi.
Hoạt động hiệu quả (Performing)
Chỉ nghe tên thôi thì chắc hẳn bạn cũng biết đây là giai đoạn mà một teamwork hoạt động hiệu quả nhất. Các thành viên hợp tác hoàn toàn ăn ý với nhau mà không có bất cứ một xung đột nào. Có thể nói, khi làm việc teamwork, không phải nhóm nào cũng đạt đến được giai đoạn này.
Thoái trào (Adjourning)
Giai đoạn thoái trào trong teamwork là gì? Đây là giai đoạn mà các thành viên trong một nhóm hoàn toàn rời bỏ nhau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể là do dự án đã kết thúc, các thành viên ra đi và tìm các vị trí khác, khi xung đột diễn ra và không giải quyết được, khi tổ chức được tái cấu trúc,...
Lợi ích khi làm việc teamwork là gì?
Khi làm việc teamwork, chắc chắn, bạn sẽ học và rèn luyện được rất nhiều kỹ năng quan trọng cho bản thân, ví dụ: kỹ năng giao tiếp, trình bày một vấn đề, xử lý xung đột,...
Được nâng cao kỹ năng tổ chức công việc khi teamwork
Làm teamwork sẽ giúp không chỉ là nhóm trưởng mà còn các thành viên trong nhóm rèn luyện kỹ năng. Đặc biệt là kỹ năng phân công, tổ chức công việc, sắp xếp thời gian hay giải quyết các vấn đề phát sinh để không làm gián đoạn công việc chung của nhóm.
Có trách nhiệm với công việc khi teamwork là gì?
Khi làm việc theo nhóm, các thành viên cần phải phối hợp với nhau để đảm bảo tiến độ công việc và đạt hiệu quả tốt nhất. Điều này có nghĩa là nếu một thành viên nào đó, có thái độ chểnh mảng, thiếu trách nhiệm hoàn thành phần công việc được giao thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn nhóm.
Teamwork là thể hiện tinh thần trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Chính vì vậy, để có một hiệu quả công việc như ý thì cần tinh thần trách nhiệm từ mọi người trong một nhóm.
Tập lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác
Việc lắng nghe ý kiến của người có cùng chuyên môn sẽ giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức mới và dẫn hoàn thiện khối lượng kiến thức của bản thân. Bên cạnh đó, việc lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của người khác tức là bạn đang thể hiện sự tôn trọng của mình với những người đó.
Là động lực để phát huy thế mạnh của bản thân
Đúng là teamwork đề cao tinh thần làm việc nhóm nhưng cũng là động lực để khuyến khích từng cá nhân phát triển bản thân. Khi các thành viên phát huy được thế mạnh của mình thì hiệu quả teamwork sẽ dần được cải thiện.
Tạo sự gắn kết giữa các thành viên khi teamwork là gì
Trong một tổ chức, doanh nghiệp, yếu tố quan trọng nhất chính là con người. Chính vì vậy, công ty muốn phát triển bền vững thì việc gắn kết con người lại với nhau là điều hoàn toàn cần thiết.
Teamwork chính là sợi dây vô hình tạo ra sự gắn kết này. Việc các nhân viên trong một bộ phận cùng làm việc với nhau hay các bộ phận cùng làm việc với nhau trong một công ty, cùng chung sức để đạt được một mục đích chung. Điều này vô hình chung đã tạo nên một sự gắn kết cho các cán bộ nhân viên trong công ty, dù là cấp quản lý hay nhân viên.
Khó khăn khi làm việc teamwork
Ngại đưa ra ý kiến và mất tập trung khi teamwork
Việc khi làm teamwork, sẽ có nhiều trường hợp mà chỉ có nhóm trưởng là hoạt động một cách tích cực, còn các thành viên sẽ ngại đưa ra ý kiến riêng của mình hay mất tập trung, thay vào đó bằng nói chuyện riêng và nghịch điện thoại trong giờ.
Đây được xem là một vấn đề đáng lo ngại, làm chậm tiến độ công việc. Bởi nếu các bạn không chăm chú vào buổi teamwork, bạn có thể bỏ sót một số thông tin, dẫn đến tình trạng làm sai hay làm chậm tiến độ công việc. Còn nếu các bạn ngại đưa ý kiến, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, hãy nghĩ thử đi, biết đâu ý kiến của bạn sẽ là chìa khóa giúp công việc của nhóm được thực hiện đúng hướng và nhanh chóng hơn thì sao.
Xảy ra xung đột hay mâu thuẫn ý kiến giữa các thành viên
Xung đột hay mâu thuẫn ý kiến giữa các thành viên với nhau là điều không còn quá xa lạ trong teamwork. Việc làm hài lòng tất cả mọi người là rất khó để thực hiện. Nhóm càng đông thành viên thì sẽ càng có nhiều ý kiến khác nhau. Chính vì vậy, kỹ năng xử lý xung đột là kỹ năng teamwork rất cần thiết để xử lý những vấn đề như trên.
Phân công công việc không hợp lý
Trong khi hoạt động teamwork, việc phân công công việc cho các thành viên là việc không hề dễ đối với nhóm trưởng. Phải phân chia làm sao để đừng cho các thành viên của nhóm không phải ôm quá nhiều việc, phân việc đúng thế mạnh của thành viên thì công việc mới hiệu quả được.
Bên cạnh đó, việc phân việc không đều, không đúng người, không rành mạnh cũng không tiến hành kiểm tra, đánh giá thì buổi teamwork đó được xem là không thành công. Hơn nữa, còn gây ức chế cho các thành viên trong team. Nhóm trưởng phải luôn công bằng và biết phân tích năng lực của từng thành viên để phân chia công việc cho đúng với kỳ vọng và đạt được hiệu quả mong muốn.
Để teamwork hiệu quả, cần chuẩn bị những gì?
Nhóm trưởng cần chuẩn bị điều gì trong teamwork?
- Khả năng quản lý và phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên, đảm bảo mỗi người được phát huy được chuyên môn hoặc thế mạnh của mình
- Khả năng kích thích tiềm năng của mỗi thành viên cho sự phát triển chung của nhóm
- Hỗ trợ kịp thời các thành viên trong nhóm
- Lắng nghe ý kiến phản hồi, đóng góp của các thành viên đồng thời xem xét, ghi nhận và áp dụng những nội dung phù hợp.
- Phân chia công việc công bằng, có các tiêu chí đánh giá khen thưởng cũng như kỷ luật từng thành viên.
- Hoàn thiện năng lực của nhóm trưởng mỗi ngày
Những yếu tố cần chuẩn bị của từng thành viên trong teamwork là gì?
- Đầu tiên, có kỹ năng giao tiếp tốt để trình bày ý kiến của mình với tập thể. Ngoài ra, phải tự tin, cởi mở chia sẻ những ý tưởng, nhìn nhận vấn đề và đi đến những quyết định chính xác và phù hợp.
- Lắng nghe ý kiến góp ý từ những thành viên khác và phản hồi với thái độ tích cực, cầu thị.
- Gạt bỏ cái tôi với tập thể để thống nhất ý kiến, ra quyết định hướng đến lợi ích chung trong công việc.
Teamwork là khái niệm rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy vậy nhưng rất ít người thật sự hiểu và áp dụng thành công sức mạnh của teamwork vào thực tế. Hy vọng bài viết này của Việc làm TPHCM sẽ giúp các bạn hiểu về teamwork là gì và có thể tạo ra những dự án thành công nhờ teamwork.