Trợ giảng là gì? Các kỹ năng cần thiết khi trở thành trợ giảng

Trợ giảng là người đóng vai trò hỗ trợ giảng viên trong quá trình giảng dạy. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về trợ giảng là gì thông qua bài viết dưới đây nhé!

Trợ giảng là gì?

Theo khoản 2 điều 54 Luật Giáo dục đại học năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2018 có quy định: “Chức danh giảng viên gồm các trợ giảng, các giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư hay giáo sư”.

Từ đó, ta có thể thấy, trợ giảng đóng vai trò như một giảng viên trong hoạt động giảng dạy. Nhưng họ không phải là giảng viên, giảng viên chính, giáo sư hay phó giáo sư. Để trợ giảng trở thành giảng viên cần các tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018. Những điều đó chính là các cá nhân cần có nhân thân rõ ràng, có phẩm chất, đạo đức, có sức khỏe và trình độ đáp ứng các yêu cầu theo luật định.

Trợ giảng là gì

Như vậy, chúng ta đã hiểu trợ giảng là gì theo định nghĩa của pháp luật rồi đúng không? Hãy xem thêm vai trò, nhiệm vụ, và mô tả công việc trợ giảng theo pháp luật nước ta ở phần dưới đây nhé!

Vai trò, nhiệm vụ và mô tả công việc trợ giảng được quy định như thế nào theo pháp luật?

Tại điều 2 Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định chế độ làm việc của giảng viên CSGD và Điều 4 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định cụ thể nhiệm vụ, mô tả công việc trợ giảng như sau:

Thứ nhất, hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy. Cụ thể: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn làm bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm điểm. (theo điểm a, khoản 1 Điều 4)

Thứ hai, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ & phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo & nghiên cứu khoa học. (theo điểm b, Khoản 1 Điều 4)

Thứ ba, tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của CSGD đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mô tả công việc trợ giảng

Những yếu tố cần có để trở thành trợ giảng là gì?

Trình độ

Yêu cầu về trình độ của trợ giảng ở mỗi ngành nghề là khác nhau. Nhưng nhìn chung, họ đều phải trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định, có thể sấp xỉ giảng viên để có thể chấm điểm, chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn học viên làm bài tập hay sẵn sàng đứng lớp cho giảng viên bất kỳ lúc nào.

Các kỹ năng cần có của trợ giảng là gì?

Bên cạnh việc trợ giảng phải trang bị cho mình một lượng kiến thức chuyên môn, thì việc có các kỹ năng là một điều hết sức cần thiết. Các kỹ năng của một trợ giảng bao gồm: kỹ năng sư phạm để soạn tài liệu giảng dạy, quản lý lớp học để theo sát lớp học,...

Ngoài ra, là một trợ giảng, bạn cũng cần có các kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết trình, giải thích, quan sát, đánh giá cũng như quản lý thời gian, sắp xếp công việc, kỹ năng tin học văn phòng…

Phẩm chất, tác phong

Các công việc của trợ giảng yêu cầu các bạn phải có sự tự tin, linh hoạt và hòa đồng, gần gũi hơn với học viên. Thêm vào đó, công việc trợ giảng cũng cần sự kiên trì và kiềm chế cảm xúc của bản thân thật tốt.

Các kỹ năng cần thiết khi trở thành trợ giảng là gì?

Kỹ năng giao tiếp

Việc giao tiếp của trợ giảng là rất thường xuyên, chính vì vậy, đây là một kỹ năng rất quan trọng với trợ giảng. Họ phải thường xuyên giao tiếp với giáo viên về bài giảng, về tình hình học tập của học viên, giao tiếp với học viên trong quá trình học tập cũng như hướng dẫn học viên trong buổi học…

Kỹ năng quản lý lớp của trợ giảng là gì?

Đây là kỹ năng mà người trợ giảng cần có, vì trợ giảng sẽ là người thay giảng viên ổn định và quản lý lớp cũng như xử lý các tình huống phát sinh ngoài ý muốn.

Kỹ năng quan sát và đánh giá

Trợ giảng là người hỗ trợ giảng viên đưa ra những đánh giá khách quan về năng lực của các học viên. Để làm được điều này, trợ giảng phải có kỹ năng quan sát và đánh giá tốt.

Trong mỗi buổi học, trợ giảng sẽ là người quan sát học viên trong lớp có năng động và tích cực không. Việc này, cũng giúp trợ giảng nắm được khả năng tiếp thu bài của học viên, biết được học viên đó có gặp khó khăn không và kịp thời hỗ trợ cũng như đảm bảo chất lượng buổi học.

trợ giảng

Như vậy, các bạn đã hiểu hơn về trợ giảng là gì rồi đúng không? Việc làm TPHCM mong rằng, thông qua bài viết này, sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích về trợ giảng. Đây là một ngành nghề rất có tiềm năng phát triển trong tương lai đấy nhé!