1.Chiến lược Kinh doanh: - Xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường cho các dòng sản phẩm của doanh nghiệp. - Lập kế hoạch phát triển kênh phân phối phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Thực thi kế hoạch theo đúng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 2.Quản lý kênh phân phối hiện có: - Quản lý và tối ưu hóa hiệu suất của các đại lý hiện tại, bao gồm việc đàm phán hợp đồng, đào tạo đối tác, giải quyết xung đột và đảm bảo tuân thủ các điều khoản hợp tác. 3.Phát triển mối quan hệ: - Xây dựng và duy trì mối quan hệ trên kênh phân phối, bao gồm các nhà phân phối, đại lý, và thầu thợ. - Tìm kiếm và thu hút các đối tác mới có tiềm năng. 4.Đào tạo và hỗ trợ: - Cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các đối tác kênh phân phối, giúp họ hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ, và chiến lược bán hàng của công ty. 5.Giám sát hiệu suất: - Theo dõi và đánh giá hiệu suất của các kênh phân phối, đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu doanh số và chất lượng dịch vụ. 6.Phản hồi và cải thiện: - Thu thập phản hồi từ các đối tác kênh phân phối và thị trường để cải thiện các chiến lược và hoạt động phân phối. 7.Thực hiện nghiên cứu thị trường: - Nắm bắt thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh, đồng thời dự báo xu hướng và cơ hội mới trong ngành kinh doanh